Việt Nam đang thực hiện tốt đầu tư cho cơ sở hạ tầng
Đinh Thế Huynh
  • Hoạt động
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • An ninh quốc phòng
  • Biển đảo
  • Thế giới
  •  

Đinh Thế Huynh » Kinh tế »

Việt Nam đang thực hiện tốt đầu tư cho cơ sở hạ tầng

  • Chủ nhật, 06/08/2017, 07:01 (GMT+7)
 

(Kinh tế) - Vừa qua Trung tâm Cơ sở hạ tầng toàn cầu (GI Hub) thuộc Nhóm các nền kinh tế lớn G20 đã tiến hành nghiên cứu và phát hành báo cáo Viễn cảnh cơ sở hạ tầng toàn cầu. Trên cơ sở những dữ liệu đáng tin cậy, bằng công cụ phân tích khoa học, báo cáo đã đưa ra những dự đoán về viễn cảnh của cơ sở hạ tầng của thế giới từ nay đến năm 2040.

Dân trí đã có cuộc phỏng vấn với ông Chris Heathcote, Giám đốc Điều hành GI Hub về kết quả và ý nghĩa của báo cáo này.

- Thưa ông, xin ông chia sẻ rõ hơn về báo cáo Viễn cảnh cơ sở hạ tầng toàn cầu của GI Hub và mục đích của báo cáo này?

– “Viễn cảnh cơ sở hạ tầng toàn cầu” là một báo cáo phân tích toàn diện và dự báo các nhu cầu chi tiêu cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới từ nay đến năm 2040. Lần đầu tiên trong lịch sử các Chính phủ và khối ngành cơ sở hạ tầng có thể tiếp cận dữ liệu của 50 quốc gia và 7 lĩnh vực, và biết được nhu cầu chi tiêu cho cơ sở hạ tầng trong vòng 25 năm tới. Bên cạnh đó, báo cáo còn chỉ ra khoảng cách chi tiêu đến năm 2040 – khoảng cách giữa nhu cầu đầu tư và xu hướng đầu tư hiện tại.

Ông Chris Heathcote, Giám đốc Điều hành GI Hub

Ông Chris Heathcote, Giám đốc Điều hành GI Hub

- Báo cáo đã được lập như thế nào? Mất bao nhiêu thời gian và làm thế nào để thực hiện các nghiên cứu và khảo sát?

Báo cáo Viễn cảnh được xây dựng nhờ vào nỗ lực hợp tác trong hơn 1 năm giữa Trung tâm Hạ tầng Toàn cầu và đơn vị tư vấn Oxford Economics. Chúng tôi đã tạo ra một cơ sở dữ liệu quan trọng về lịch sử đầu tư cơ sở hạ tầng cho từng ngành cho 50 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Cơ sở dữ liệu đến từ các kho lưu trữ dữ liệu quốc gia và trải rộng từ các nguồn như Ngân hàng Thế giới, InfraLatAm, OECD và các cơ quan khác.

Chúng tôi áp dụng cách tiếp cận thống kê chi tiết, từ trên xuống dưới, sử dụng 7 mô hình kinh tế lượng để tạo ra 350 dự báo về 50 quốc gia và 7 lĩnh vực. Những nghiên cứu này xem xét các vấn đề chi tiêu trong quá khứ, các đặc điểm kinh tế và nhân khẩu học cụ thể của các quốc gia và chất lượng cơ sở hạ tầng hiện hành.

Những phát hiện đáng chú ý của báo cáo này là gì thưa ông?

Theo như nghiên cứu của chúng tôi, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu cho tới năm 2040 cần đạt mức 94 nghìn tỷ USD nhằm đáp ứng đủ cơ sở hạ tầng. Khối ngành đường bộ và điện năng đòi hỏi kinh phí lớn nhất do xu hướng đô thị hóa đang gia tăng trên toàn thế giới. Châu Á là nơi có nhu cầu cơ sở hạ tầng lớn nhất thế giới, ở mức 52 nghìn tỷ đô la Mỹ cho tới năm 2040.

Đây là thách thức lớn không chỉ đối với các nền kinh tế mới nổi đang cần xây hạ tầng mới, mà còn đối với những quốc gia đã phát triển hiện đang sở hữu những hệ thống hạ tầng xuống cấp cần được thay thế. Hoa Kỳ là quốc gia sẽ có mức thiếu hụt chi tiêu cho hạ tầng cao nhất, ở mức 3,8 nghìn tỷ đô la Mỹ, trong khi đó, Trung Quốc có nhu cầu phát triển hạ tầng lớn nhất, đạt 28 nghìn tỷ – chiếm tới 30% tổng nhu cầu đầu tư hạ tầng toàn cầu.

Ngoài ra, để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (LHQ) về cung cấp điện năng và nước sạch, sẽ cần thêm 3,5 nghìn tỷ đô la Mỹ so với mức hiện tại để lấp đầy khoảng cách trong đầu tư hạ tầng, nâng tổng mức giá trị đầu tư lên 97 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ 2016-2040 tại các nước châu Á (trừ Trung Quốc) – Đơn vị: tỷ đô la Mỹ.

Nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ 2016-2040 tại các nước châu Á (trừ Trung Quốc) – Đơn vị: tỷ đô la Mỹ.

Ông có vừa nhắc tới các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ. Vậy thì báo cáo Viễn cảnh cơ sở hạ tầng toàn cầu có ý nghĩa như thế nào đối với các mục tiêu này?

Báo cáo này giúp chúng ta phân tích và theo dõi các hoạt động cốt lõi đã tương hợp với các mục tiêu phát triển bền vững LHQ hay chưa. Trong năm 2015, LHQ đã thông qua một loạt các mục tiêu này cần đạt được vào năm 2030, bao gồm hành động về biến đổi khí hậu, các thành phố bền vững, 100% nước sạch, vệ sinh và điện năng. Báo cáo này thực sự đáng quan tâm và nên được coi là một hồi chuông cảnh tỉnh toàn cầu.

Ông đánh giá như thế nào về nhu cầu đầu tư hạ tầng ở Việt Nam?

Theo tính toán của chúng tôi, nhu cầu đầu tư vào hạ tầng của Việt Nam là 605 tỷ USD giai đoạn 2016 -2040. Xét tỷ lệ đầu tư vào hạ tầng trên GDP thì nhu cầu đầu tư vào hạ tầng của Việt Nam chiếm 5,87%, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai tại châu Á sau Trung Quốc. Việt Nam được dự đoán sẽ đáp ứng được 83% tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng. Khoảng trống lớn nhất nằm ở khối ngành đường bộ với nhu cầu vốn đầu tư tăng thêm tới 70% để có thể đáp ứng các nhu cầu dự đoán.

Thưa ông, báo cáo này sẽ giúp ích gì cho các chính phủ trong việc đảm bảo đầu tư đúng cho cơ sở hạ tầng? Trong trường hợp Việt Nam, ông có lời khuyên cụ thể nào cho chính phủ Việt Nam?

Chúng tôi đã chia sẻ báo cáo Viễn cảnh với các chính phủ ở 50 quốc gia. Có rất nhiều sáng kiến có thể được thực hiện và chúng áp dụng bình đẳng cho tất cả các nước. Điều này bao gồm cơ chế quản trị và ra quyết định rõ ràng cho đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng các quy trình lập kế hoạch đủ mạnh để đảm bảo phát triển đúng cơ sở hạ tầng, ở đúng vị trí, đúng lúc, và tuyển dụng những người có chuyên môn phù hợp.

Dựa trên phân tích của chúng tôi, liên quan đến quy hoạch hạ tầng và quy trình mua sắm thì Việt Nam là quốc gia thực hiện tốt hơn so với mức trung bình của các nước mới nổi. Nhưng cũng giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam cần làm nhiều hơn đối với quy trình cấp giấy phép và môi trường quy phạm pháp luật.

Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn và hy vọng báo cáo Viễn cảnh sẽ là công cụ đắc lực cho các chính phủ trên toàn cầu trong việc hoạch định đầu tư cơ sở hạ tầng cho tương lai!

(Theo Dân Trí)

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về [email protected]
Xem thêm: “Việt Nam có đội ngũ làm công tác tư tưởng hùng hậu”
Chia sẻ bài viết:

Tags: 30 năm Đổi Mới công cuộc đổi mới hội nhập kinh tế Kinh tế Việt Nam kinh tế đổi mới Phát triển kinh tế phát triển đất nước tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới thu hút FDI thu hút đầu tư Đầu tư vào Việt Nam

 
 

Liên hệ

Xin gửi bài viết và thư góp ý về Ban Biên Tập [email protected]
 
 

Bài mới đăng

  • Nghị sĩ Nga bị bắt tại quốc hội vì tình nghi giết người
  • Không tăng giá xăng dầu trước Tết Kỷ Hợi
  • Chạy đua với thời gian để thực hiện ca ghép tim xuyên Việt
  • Đàm phán thương mại Mỹ – Trung: Bộn bề những bất đồng
  • Quốc vương thứ 16 của Malaysia tuyên thệ nhậm chức
  • Bộ Giao thông bác đề xuất “xả” các trạm BOT dịp Tết Nguyên đán
  • Cục CSHS Bộ Công an vừa triệt phá đường dây cực lớn buôn bán nội tạng người
  • Đảng vững mạnh, Đất nước phát triển, Dân tộc trường tồn
  • Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ địa điểm diễn ra Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2
  • TT Maduro cảnh báo: Nếu can thiệp quân sự vào Venezuela, Mỹ sẽ thảm bại như trong chiến tranh Việt Nam
  • Toàn cảnh đường hoa Nguyễn Huệ trước giờ khai mạc
  • Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Đức Bình từ trần
  • Ý của Bùi Thanh Hiếu là không xử lý cán bộ vi phạm mới là “vì dân”?
  • Hành trình 10 năm Mỹ phanh phui “góc khuất” của Huawei
  • The Diplomat: Máy bay ném bom B-52H của Mỹ bay qua Biển Hoa Đông
 
Chủ Quyền Biển Đông
  • Các tướng Mỹ bàn cách đánh chiếm đảo Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông?
    Các tướng Mỹ bàn cách đánh chiếm đảo Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông?
  • Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Hành động phi nghĩaTrung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Hành động phi nghĩa
  • ‘Chúng ta phải lấy lại bằng được phần máu thịt của Tổ quốc’‘Chúng ta phải lấy lại bằng được phần máu thịt của Tổ quốc’
  • Philippines muốn Mỹ làm rõ hiệp ước bảo vệ lẫn nhau ở Biển ĐôngPhilippines muốn Mỹ làm rõ hiệp ước bảo vệ lẫn nhau ở Biển Đông
  • Việt Nam chỉ có 3% bài báo quốc tế về Biển ĐôngViệt Nam chỉ có 3% bài báo quốc tế về Biển Đông
  • Hải chiến Hoàng Sa 1974 – Âm mưu của Trung Quốc đã có từ lâuHải chiến Hoàng Sa 1974 – Âm mưu của Trung Quốc đã có từ lâu
  • 45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Đe dọa hòa bình khu vực và thế giới45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Đe dọa hòa bình khu vực và thế giới
  • 45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông
  • Mỹ, Anh lần đầu phối hợp tập trận 6 ngày trên Biển ĐôngMỹ, Anh lần đầu phối hợp tập trận 6 ngày trên Biển Đông
  • Phó Thủ tướng: Biển Đông xảy ra xung đột, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhấtPhó Thủ tướng: Biển Đông xảy ra xung đột, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất
Xem tiếp
Thế giới nhìn về Việt Nam
  • Đại sứ Thụy Điển đọc ca dao Việt ‘yêu nhau vạn sự chẳng nề’
    Đại sứ Thụy Điển đọc ca dao Việt ‘yêu nhau vạn sự chẳng nề’
  • Diễn đàn Bác Ngao: “Việt Nam là con hổ mới về kinh tế của châu Á!”Diễn đàn Bác Ngao: “Việt Nam là con hổ mới về kinh tế của châu Á!”
  • Việt Nam – điểm sáng trên bức tranh kinh tế châu Á năm 2019Việt Nam – điểm sáng trên bức tranh kinh tế châu Á năm 2019
  • Việt Nam được quốc tế ghi nhận trong việc bảo vệ quyền con ngườiViệt Nam được quốc tế ghi nhận trong việc bảo vệ quyền con người
  • Giám đốc WB: ‘Sẽ không thể có công nghiệp 4.0 với một bộ máy 1.0′Giám đốc WB: ‘Sẽ không thể có công nghiệp 4.0 với một bộ máy 1.0′
  • Vì sao Triều Tiên muốn học theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam?Vì sao Triều Tiên muốn học theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam?
  • Giám đốc WB tại VN: Chúng tôi muốn SG là thành phố đáng sốngGiám đốc WB tại VN: Chúng tôi muốn SG là thành phố đáng sống
  • Moody’s điều chỉnh triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ ‘tích cực’ sang ‘ổn định’Moody’s điều chỉnh triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ ‘tích cực’ sang ‘ổn định’
  • Báo nước ngoài: Triển vọng Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ tài chính Đông Nam ÁBáo nước ngoài: Triển vọng Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ tài chính Đông Nam Á
Xem tiếp

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước

Tổng bí thư, Chủ tịch nước
Thủ tướng
Chủ tịch Quốc hội
 

Website Biển đảo

Trường Sa Hoàng Sa
 

Thống kê truy cập

dinh the huynh
 
 
 
  • Hoạt động
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • An ninh quốc phòng
  • Biển đảo
  • Thế giới
  •  

Copyright © 2011 — Đinh Thế Huynh. All Rights Reserved.