Trung Quốc xây thêm gần 800 tòa nhà, có thể chứa được 3 trung đoàn ở Trường Sa
Đinh Thế Huynh
  • Hoạt động
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • An ninh quốc phòng
  • Biển đảo
  • Thế giới
  •  

Đinh Thế Huynh » Biển đảo »

Trung Quốc xây thêm gần 800 tòa nhà, có thể chứa được 3 trung đoàn ở Trường Sa

  • Thứ sáu, 25/05/2018, 07:04 (GMT+7)
 

(Biển đảo) - Tàu chiến, máy bay quân sự các nước đi qua khu vực Trường Sa đều bị Trung Quốc quấy rối với cái gọi là “vùng cảnh báo quân sự”, nhưng không nước nào chấp nhận.

Reuters ngày 24/5 đưa tin, phân tích dữ liệu ảnh chụp vệ tinh 3 đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa gồm Xu Bi, Vành Khăn và Chữ Thập cho thấy, Bắc Kinh đã xây dựng thêm gần 800 tòa nhà, có thể là nơi lưu trú của 3 trung đoàn thủy quân lục chiến trong tương lai.

Riêng Xu Bi, cách bờ biển Trung Quốc 1200 km, bây giờ đã mọc lên gần 400 tòa nhà riêng biệt, nhiều nhất trong số 7 đảo nhân tạo.

Trong tương lai, Xu Bi có thể là căn cứ của hàng trăm lính thủy quân lục chiến, cũng như trung tâm hành chính nếu Trung Quốc đưa dân (bất hợp pháp) ra Trường Sa.

Cận cảnh các tòa nhà trên một góc đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Xu Bi, ảnh: http://fingfx.thomsonreuters.com

Dữ liệu ảnh chụp vệ tinh của Earthrise Media, một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ các phương tiện truyền thông bằng nghiên cứu độc lập về hình ảnh, đã cung cấp các bức ảnh phân giải cao chụp từ vệ tinh kể từ khi Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo năm 2014.

Những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy các sân bóng rổ gọn gàng, sân vận động phục vụ diễu hành và nhiều tòa nhà khác nhau, một số được bố trí ra đa.

Vành Khăn và Chữ Thập, mỗi đảo nhân tạo có khoảng 190 tòa nhà và các công trình riêng biệt.

Hiện tại, Trung Quốc đã xây dựng (bất hợp pháp) tổng cộng 1652 tòa nhà / công trình trên Biển Đông (trong đó có 1350 tòa nhà ở Trường Sa, 805 tòa nhà ở Hoàng Sa);

Việt Nam có 338 tòa nhà / công trình; Philippines là 100 tòa nhà / công trình; Đài Loan 37 tòa nhà / công trình; Malaysia 28 tòa nhà / công trình.

Số lượng các tòa nhà, công trình ở Xu Bi tương tự như đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc Đà Nẵng, Việt Nam, quần đảo đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp).

Cận cảnh các tòa nhà trên một góc đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Chữ Thập, ảnh: http://fingfx.thomsonreuters.com

Cận cảnh các tòa nhà trên một góc đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Chữ Thập, ảnh: http://fingfx.thomsonreuters.com

Các nhà phân tích tin rằng, mỗi căn cứ quân sự Trung Quốc xây dựng ở Xu Bi, Chữ Thập và Vành Khăn đều có thể chứa 1 trung đoàn, từ 1.500 đến 2.400 quân.

Ding Duo, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Biển Đông do Trung Quốc lập ra ở Hải Nam, bình luận:

“Quy mô lực lượng quân sự hiện diện ở Trường Sa đến đâu phụ thuộc vào đánh giá của Trung Quốc về mối đe dọa tiềm năng ở quần đảo này như thế nào.

Ở khu vực Trường Sa, Trung Quốc phải đối mặt với áp lực quân sự nghiêm trọng, đặc biệt kể từ khi Donald Trump nhậm chức và tăng cường tuần tra tự do hàng hải.

Vì vậy, Trung Quốc đã nâng cao cảnh giác về mối đe dọa với mình.”

Tháng này, Nhà Trắng đã nêu mối quan ngại về việc Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa Biển Đông sau khi CNBC loan báo, Bắc Kinh đã bố trí tên lửa hành trình chống hạm YJ-12 và tên lửa phòng không HQ-9B ở Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi.

Tuần trước, Trung Quốc công khai tiết lộ việc đưa máy bay ném bom H-6K của họ xuống diễn tập (bất hợp pháp) ở quần đảo Hoàng Sa.

Các tàu đổ bộ lớn, chiến hạm các loại của Trung Quốc đã thấy xuất hiện tại Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn, điều các sĩ quan hải quân nước ngoài xem như một sự hiện diện thường trực của quân đội Trung Quốc trong vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp.

Quân đội Trung Quốc đang sử dụng các đảo nhân tạo để nói với hải quân nước khác (ngầm áp đặt cái gọi là) “vùng cảnh báo quân sự”, một thuật ngữ mơ hồ không có cơ sở pháp lý quốc tế.

3 tàu chiến Australia trên đường tới Việt Nam, đi ngang qua khu vực Trường Sa đã vấp phải cảnh báo “lịch sự nhưng mạnh mẽ” của Trung Quốc.

Một nguồn tin quen thuộc với các báo cáo an ninh của phương Tây nói với Reuters, hiện tượng này gần như đã trở nên thường xuyên chứ không còn là ngoại lệ trong khu vực quan trọng ở Biển Đông.

Các tàu và máy bay từ Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản, New Zealand, Việt Nam, Malaysia và Philippines đã nhận được những cảnh báo tương tự (Australia).

Tuy nhiên hải quân các nước đều thường xuyên nhấn mạnh rằng họ đang hoạt động trong vùng biển quốc tế và tiếp tục hải trình của mình khi vấp phải cái gọi là “vùng cảnh báo quân sự” mà Trung Quốc đưa ra.

(Theo Giáo Dục Việt Nam)

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về [email protected]
Xem thêm: “Việt Nam có đội ngũ làm công tác tư tưởng hùng hậu”
Chia sẻ bài viết:

Tags: Biển Đông quân sự hóa Biển Đông Trường Sa Xu bi

 
 

Liên hệ

Xin gửi bài viết và thư góp ý về Ban Biên Tập [email protected]
 
 

Bài mới đăng

  • Mỹ cố gắng thông qua dự luật mới trừng phạt Nga
  • 2 năm tạm ngưng, TP.HCM dự kiến thi tuyển công chức cuối năm 2019
  • Đang có chiến dịch tấn công chủ đích vào máy chủ ở Việt Nam
  • Đức hỗ trợ NATO đối phó với các hoạt động tấn công mạng
  • Chủ tịch UBND TP HCM: “Tôi không dám ký vì xấu hổ quá!”
  • Đường sắt Cát Linh – Hà Đông khai thác thương mại vào tháng 4
  • Cựu thứ trưởng công an Bùi Văn Thành bất ngờ kháng cáo
  • Thủ tướng chỉ đạo, sao không thực hiện?
  • Tàu cao tốc lớn nhất nước chạy từ Vũng Tàu ra Côn Đảo chỉ 3 giờ
  • Tập trận Hổ mang Vàng – Bài học rừng xanh cho lính Mỹ
  • Tổng cục Đường bộ yêu cầu VEC sửa quy định “từ chối phục vụ xe vào cao tốc”
  • Cuộc chiến bảo vệ biên giới: Vì sao Việt Nam không tổng phản công?
  • Công ty ở Sài Gòn tặng 150 chỉ vàng cho nhân viên ngày Thần tài
  • Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đàm phán cấp cao về thương mại
  • Trần Phương Bình, nguyên Tổng Giám đốc DAB là bị can 5 vụ án mới
 
Chủ Quyền Biển Đông
  • Hai tàu chiến Mỹ tuần tra thách thức Trung Quốc ở Trường Sa
    Hai tàu chiến Mỹ tuần tra thách thức Trung Quốc ở Trường Sa
  • Trung Quốc ngang nhiên đưa gần 100 tàu áp sát đảo Thị TứTrung Quốc ngang nhiên đưa gần 100 tàu áp sát đảo Thị Tứ
  • ‘Chiến lược bắp cải': 95 tàu Trung Quốc tới Trường Sa cản Philippines xây đảo‘Chiến lược bắp cải': 95 tàu Trung Quốc tới Trường Sa cản Philippines xây đảo
  • Tàu quân sự Canada sắp đi qua Biển ĐôngTàu quân sự Canada sắp đi qua Biển Đông
  • Các tướng Mỹ bàn cách đánh chiếm đảo Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông?Các tướng Mỹ bàn cách đánh chiếm đảo Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông?
  • Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Hành động phi nghĩaTrung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Hành động phi nghĩa
  • ‘Chúng ta phải lấy lại bằng được phần máu thịt của Tổ quốc’‘Chúng ta phải lấy lại bằng được phần máu thịt của Tổ quốc’
  • Philippines muốn Mỹ làm rõ hiệp ước bảo vệ lẫn nhau ở Biển ĐôngPhilippines muốn Mỹ làm rõ hiệp ước bảo vệ lẫn nhau ở Biển Đông
  • Việt Nam chỉ có 3% bài báo quốc tế về Biển ĐôngViệt Nam chỉ có 3% bài báo quốc tế về Biển Đông
  • Hải chiến Hoàng Sa 1974 – Âm mưu của Trung Quốc đã có từ lâuHải chiến Hoàng Sa 1974 – Âm mưu của Trung Quốc đã có từ lâu
Xem tiếp
Thế giới nhìn về Việt Nam
  • Nhà báo Mỹ: Triều Tiên muốn học hỏi mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam
    Nhà báo Mỹ: Triều Tiên muốn học hỏi mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam
  • Năm 2018, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trên toàn cầuNăm 2018, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trên toàn cầu
  • Đại sứ Thụy Điển đọc ca dao Việt ‘yêu nhau vạn sự chẳng nề’Đại sứ Thụy Điển đọc ca dao Việt ‘yêu nhau vạn sự chẳng nề’
  • Diễn đàn Bác Ngao: “Việt Nam là con hổ mới về kinh tế của châu Á!”Diễn đàn Bác Ngao: “Việt Nam là con hổ mới về kinh tế của châu Á!”
  • Việt Nam – điểm sáng trên bức tranh kinh tế châu Á năm 2019Việt Nam – điểm sáng trên bức tranh kinh tế châu Á năm 2019
  • Việt Nam được quốc tế ghi nhận trong việc bảo vệ quyền con ngườiViệt Nam được quốc tế ghi nhận trong việc bảo vệ quyền con người
  • Giám đốc WB: ‘Sẽ không thể có công nghiệp 4.0 với một bộ máy 1.0′Giám đốc WB: ‘Sẽ không thể có công nghiệp 4.0 với một bộ máy 1.0′
  • Vì sao Triều Tiên muốn học theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam?Vì sao Triều Tiên muốn học theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam?
  • Giám đốc WB tại VN: Chúng tôi muốn SG là thành phố đáng sốngGiám đốc WB tại VN: Chúng tôi muốn SG là thành phố đáng sống
Xem tiếp

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước

Tổng bí thư, Chủ tịch nước
Thủ tướng
Chủ tịch Quốc hội
 

Website Biển đảo

Trường Sa Hoàng Sa
 

Thống kê truy cập

dinh the huynh
 
 
 
  • Hoạt động
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • An ninh quốc phòng
  • Biển đảo
  • Thế giới
  •  

Copyright © 2011 — Đinh Thế Huynh. All Rights Reserved.