Sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT sẽ có phiên bản điện tử
Đinh Thế Huynh
  • Hoạt động
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • An ninh quốc phòng
  • Biển đảo
  • Thế giới
  •  

Đinh Thế Huynh » Xã hội »

Sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT sẽ có phiên bản điện tử

  • Thứ sáu, 12/10/2018, 13:30 (GMT+7)
 

(Xã hội) - Sau khi bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT chủ trì biên soạn hoàn thành, bộ này sẽ triển khai phiên bản sách điện tử.

Đây là nội dung đáng chú ý trong văn bản giải trình về một số vấn đề cử tri quan tâm trước kỳ họp Quốc hội tới của Bộ GD&ĐT về chương trình – sách giáo khoa (SGK) mới.

Mỗi môn học có một số SGK

Thời gian tới, cả nước sẽ “thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK; có một số SGK cho mỗi môn học” theo nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội.

Theo quy định của Quốc hội, Bộ GD&ĐT sẽ chủ trì biên soạn một bộ SGK. Sau khi biên soạn, bộ SGK này sẽ được công bố công khai, bao gồm phiên bản sách điện tử để giáo viên, học sinh sử dụng rộng rãi, bình đẳng.

Sach giao khoa cua Bo GD&DT se co phien ban dien tu hinh anh 1

Học sinh trải nghiệm SGK điện tử. Ảnh: THCS Nguyễn Trãi.

Trước đó, nhiều ý kiến phản ánh cách sử dụng SGK hiện nay rất lãng phí. Bộ GD&ĐT thừa nhận việc tái sử dụng SGK hiện nay chưa nhiều, các trường học, phụ huynh không tạo được thói quen giữ gìn sách cho học sinh, gây tốn kém.

Trong đó, một phần nguyên nhân là giáo viên tổ chức dạy học chưa đúng theo phương pháp tích cực như hướng dẫn, để học sinh điền số liệu và làm các bài tập trực tiếp vào SGK, gây lãng phí vì sách chỉ sử dụng được một lần.

Ngoài ra, việc này cũng có nguyên nhân do giá SGK hiện nay so với nhiều mặt hàng khác rẻ, trong khi nhiều phụ huynh (đặc biệt là ở các thành phố lớn) có điều kiện về kinh tế nên muốn cho con em mình được học SGK mới hàng năm và chủ động hướng dẫn học sinh viết vào sách cho nhanh và thuận lợi trong quá trình học tập.

Do đó, việc triển khai phiên bản sách điện tử của bộ SGK sẽ giảm thiểu tình trạng lãng phí, đồng thời tránh được tình trạng độc quyền sản xuất, phát hành SGK.

Có phương án về giá đối với sách do đơn vị khác biên soạn

Để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa SGK (sách in) do Bộ GD&ĐT chủ trì biên soạn với các SGK khác, bộ sẽ chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án cụ thể về giá sách.

Khi biên soạn SGK mới, các nhà xuất bản tham gia viết sách và sở GD&ĐT sẽ được hướng dẫn, tập huấn giáo viên về việc sử dụng sách để học sinh có ý thức giữ gìn, bảo quản, đảm bảo SGK được sử dụng nhiều lần, tránh lãng phí.

Mặt khác, để bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng độc quyền khi có nhiều SGK, Bộ GD&ĐT đang xây dựng thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng giao quyền lựa chọn cho cơ sở giáo dục phổ thông trên cơ sở nguyện vọng của học sinh, cha mẹ học sinh.

Thông tư sẽ quy định cụ thể trách nhiệm của sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông trong việc quản lý việc lựa chọn, sử dụng SGK; có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền lựa chọn của học sinh, cha mẹ học sinh.

Câu chuyện SGK độc quyền và lãng phí làm “nóng” dư luận và diễn đàn Quốc hội thời gian qua. Một số đại biểu Quốc hội dẫn số liệu cho biết SGK chỉ dùng một lần dẫn đến lãng phí khoảng 1.000 tỷ đồng/năm

Sau khi khẳng định SGK có thể sử dụng nhiều lần, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ thừa nhận sách gây lãng phí và sẽ điều chỉnh. Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ có chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa lâu dài, học sinh không viết, vẽ vào SGK.

Trong cuộc họp Chính phủ sáng 1/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu bộ trưởng có giải pháp khắc phục tình trạng lãng phí SGK. Việc in ấn, xuất bản phải được minh bạch, công khai, làm tốt công tác xã hội hóa, trách độc quyền, lợi ích nhóm. Khâu biên soạn cũng nên xem xét lại, không để việc viết, vẽ vào SGK.

Nhiều ý kiến quanh đề án sách giáo khoa điện tử lớp 1,2,3 tại TPHCM

(Theo Zing News)

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về [email protected]
Xem thêm: “Việt Nam có đội ngũ làm công tác tư tưởng hùng hậu”
Chia sẻ bài viết:

Tags: bo giao duc Sách giáo khoa sách giáo khoa điện tử

 
 

Liên hệ

Xin gửi bài viết và thư góp ý về Ban Biên Tập [email protected]
 
 

Bài mới đăng

  • Tàu cá Trung Quốc bị bắt khi Ngoại trưởng Vương Nghị tiếp phái viên Nhật
  • Giáo hoàng Francis công du vùng Vịnh để viết trang sử mới về quan hệ giữa hai tôn giáo
  • Những đại án tham nhũng chấn động dư luận năm 2018
  • Việt Nam – Dấu ấn hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế
  • Giấc ngủ ‘dã chiến’ của người bán hoa miền Tây tại Sài Gòn
  • Đại sứ EU: Việt Nam nên “Đổi mới” lần 2 từ chuyển dịch năng lượng xanh
  • “Bật mí” những chuyến bay “như chuyên cơ” đưa tuyển Việt Nam du đấu
  • Luật pháp và tình người có mâu thuẫn trong vụ tên cướp “lương thiện” trả lại 100 triệu?
  • Nhà báo cần giành lại niềm tin của độc giả
  • Thế giới cũ đổ vỡ và những khởi đầu mới
  • Cô giáo trường làng vào top 50 giáo viên toàn cầu
  • Bữa cơm “chuẩn vị Tết” dành cho phạm nhân
  • Quân đội Venezuela “khoe cơ bắp” trong tình hình nóng
  • Người kém cỏi, thiếu văn minh mới khó chịu với câu hỏi: ‘Bao giờ lấy vợ/chồng, lương bao nhiêu…’
  • Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra cách nắm bắt cơ hội của Việt Nam
 
Chủ Quyền Biển Đông
  • Các tướng Mỹ bàn cách đánh chiếm đảo Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông?
    Các tướng Mỹ bàn cách đánh chiếm đảo Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông?
  • Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Hành động phi nghĩaTrung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Hành động phi nghĩa
  • ‘Chúng ta phải lấy lại bằng được phần máu thịt của Tổ quốc’‘Chúng ta phải lấy lại bằng được phần máu thịt của Tổ quốc’
  • Philippines muốn Mỹ làm rõ hiệp ước bảo vệ lẫn nhau ở Biển ĐôngPhilippines muốn Mỹ làm rõ hiệp ước bảo vệ lẫn nhau ở Biển Đông
  • Việt Nam chỉ có 3% bài báo quốc tế về Biển ĐôngViệt Nam chỉ có 3% bài báo quốc tế về Biển Đông
  • Hải chiến Hoàng Sa 1974 – Âm mưu của Trung Quốc đã có từ lâuHải chiến Hoàng Sa 1974 – Âm mưu của Trung Quốc đã có từ lâu
  • 45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Đe dọa hòa bình khu vực và thế giới45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Đe dọa hòa bình khu vực và thế giới
  • 45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông
  • Mỹ, Anh lần đầu phối hợp tập trận 6 ngày trên Biển ĐôngMỹ, Anh lần đầu phối hợp tập trận 6 ngày trên Biển Đông
  • Phó Thủ tướng: Biển Đông xảy ra xung đột, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhấtPhó Thủ tướng: Biển Đông xảy ra xung đột, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất
Xem tiếp
Thế giới nhìn về Việt Nam
  • Năm 2018, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trên toàn cầu
    Năm 2018, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trên toàn cầu
  • Đại sứ Thụy Điển đọc ca dao Việt ‘yêu nhau vạn sự chẳng nề’Đại sứ Thụy Điển đọc ca dao Việt ‘yêu nhau vạn sự chẳng nề’
  • Diễn đàn Bác Ngao: “Việt Nam là con hổ mới về kinh tế của châu Á!”Diễn đàn Bác Ngao: “Việt Nam là con hổ mới về kinh tế của châu Á!”
  • Việt Nam – điểm sáng trên bức tranh kinh tế châu Á năm 2019Việt Nam – điểm sáng trên bức tranh kinh tế châu Á năm 2019
  • Việt Nam được quốc tế ghi nhận trong việc bảo vệ quyền con ngườiViệt Nam được quốc tế ghi nhận trong việc bảo vệ quyền con người
  • Giám đốc WB: ‘Sẽ không thể có công nghiệp 4.0 với một bộ máy 1.0′Giám đốc WB: ‘Sẽ không thể có công nghiệp 4.0 với một bộ máy 1.0′
  • Vì sao Triều Tiên muốn học theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam?Vì sao Triều Tiên muốn học theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam?
  • Giám đốc WB tại VN: Chúng tôi muốn SG là thành phố đáng sốngGiám đốc WB tại VN: Chúng tôi muốn SG là thành phố đáng sống
  • Moody’s điều chỉnh triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ ‘tích cực’ sang ‘ổn định’Moody’s điều chỉnh triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ ‘tích cực’ sang ‘ổn định’
Xem tiếp

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước

Tổng bí thư, Chủ tịch nước
Thủ tướng
Chủ tịch Quốc hội
 

Website Biển đảo

Trường Sa Hoàng Sa
 

Thống kê truy cập

dinh the huynh
 
 
 
  • Hoạt động
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • An ninh quốc phòng
  • Biển đảo
  • Thế giới
  •  

Copyright © 2011 — Đinh Thế Huynh. All Rights Reserved.