Phó Thủ tướng: “Bộ đội Việt Nam tạo niềm tin tại khu vực xung đột thế giới”
Đinh Thế Huynh
  • Hoạt động
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • An ninh quốc phòng
  • Biển đảo
  • Thế giới
  •  

Đinh Thế Huynh » An Ninh - Quốc Phòng »

Phó Thủ tướng: “Bộ đội Việt Nam tạo niềm tin tại khu vực xung đột thế giới”

  • Thứ năm, 07/02/2019, 09:28 (GMT+7)
 

(An Ninh - Quốc Phòng) - Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: “Ở khu vực có xung đột hay các vấn đề bất ổn xảy ra trên thế giới, hình ảnh bộ đội Việt Nam với mũ sao vàng, luôn luôn đấu tranh bảo vệ Tổ quốc đã đóng góp, tạo niềm tin cho những con người nơi đây”.  

- Phóng viên: Nhân dịp năm mới, xin kính chúc Phó Thủ tướng và gia đình luôn dồi dào sức khỏe, an khang thịnh vượng! Thưa Phó Thủ tướng, những năm qua Việt Nam đã tham gia các hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên Hợp Quốc (LHQ), từ cuối năm 2018 Việt Nam được LHQ chọn làm địa điểm huấn luyện lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế, Phó Thủ tướng đánh giá như thế nào về những nỗ lực của Việt Nam trong công tác này?

- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Việc Việt Nam quyết định tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ đã thể hiện chúng ta là thành viên có trách nhiệm của LHQ. Tôi đã tham gia vào tiến trình đi đến quyết định này từ rất lâu. Có thể nói, tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ là quyết định ở tầm khác hẳn trước đây của Việt Nam, khi chúng ta chỉ tham gia các hội nghị quốc tế hay các diễn đàn quốc tế.

Tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình thể hiện chúng ta mong muốn đóng góp vào việc xây dựng hòa bình ở trên thế giới chứ không chỉ ở khu vực. Các nước rất kỳ vọng sự tham gia của Việt Nam, nhất là ở khu vực có xung đột hay các vấn đề bất ổn xảy ra, hình ảnh bộ đội Việt Nam với mũ sao vàng, luôn luôn đấu tranh bảo vệ Tổ quốc đã đóng góp, tạo niềm tin cho những con người nơi đây. Sự tham gia của Việt Nam vừa thể hiện trách nhiệm, vừa đáp ứng mong mỏi, yêu cầu của những khu vực đó.

Phó Thủ tướng: “Bộ đội Việt Nam tạo niềm tin tại khu vực xung đột thế giới” - 1

Các nữ quân nhân Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hơp Quốc (ảnh: QĐND)

Chúng ta tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình từng bước, từng bước, từ con số 1, 2 người cho đến nay đã có 29 cán bộ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình. Trong năm 2018, lần đầu tiên Việt Nam cử bệnh viện dã chiến cấp hai với số lượng 63 quân nhân, trong đó có 10 nữ, một hình ảnh rất đẹp.

Cho đến nay, LHQ đánh giá rất cao các hoạt động của chúng ta, nhất là bệnh viện dã chiến cấp hai tại Nam Sudan, một nơi đang diễn ra chiến sự hết sức quyết liệt. Điều này thể hiện quyết định sáng suốt của chúng ta tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình.

- Việt Nam đang ứng cử vào vị trí Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA) nhiệm kỳ 2020 – 2021, xin Phó Thủ tướng cho biết cơ hội và thách thức, vị thế quốc tế của Việt Nam trong việc ứng cử này?

– Việt Nam đang ứng cử vào vị trí ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 6 này. Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Năm 2008-2009, Việt Nam đã là ủy viên không thường trực của HĐBA LHQ, khi ứng cử lần đầu tiên chúng ta đã giành được số phiếu rất cao, thể hiện các nước thực sự tin tưởng vào Việt Nam có thể đảm nhận vai trò này.

Sau 10 năm, với những đóng góp của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2009 tại ĐHBA LHQ cũng như vai trò, vị thế của Việt Nam hiện nay, các nước sẽ đặt tin tưởng ở mức cao hơn, kỳ vọng cao hơn về vai trò của Việt Nam trong vai trò ủy viên không thường trực HĐBA LHQ. Điều đó vừa là cơ hội để chúng ta hy vọng có số phiếu cao nhưng cũng là thách thức khi phải đáp ứng kỳ vọng của các nước.

Giai đoạn trước Việt Nam đã tham gia, nhưng giai đoạn này phải có sự tham gia chủ động, tích cực hơn tại LHQ. Hiện nay, chúng ta rất mừng khi được nhóm châu Á nhất trí đề cử là ứng cử viên duy nhất vào HĐBA, thể hiện sự tin cậy của nhóm các nước châu Á.

Việc trở thành thành viên của HĐBA LHQ có nghĩa chúng ta không chỉ quan tâm tới vấn đề của chúng ta, vấn đề của khu vực mình mà đã tham gia vào vấn đề toàn cầu, có trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu, nhất là với an ninh, hòa bình, chiến tranh của các nước trên thế giới, thể hiện vai trò trách nhiệm của chúng ta cao hơn.

Đây là cơ hội chúng ta thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư. Khi là Chủ tịch ASEAN 2020 và đồng thời trúng cử đảm nhiệm vai trò ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, Việt Nam có cơ hội rất lớn nhưng gánh nặng cũng tăng lên không chỉ gấp 2 mà thậm chí gấp 10 lần.

Hiện nay chúng ta đang chuẩn bị hết sức tích cực, với những kinh nghiệm của lần làm thành viên của HĐBA LHQ trước, lần này với những vấn đề khó khăn phức tạp hơn, chúng ta hết sức chủ động, nhất là phải có sự phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ.

Phó Thủ tướng: “Bộ đội Việt Nam tạo niềm tin tại khu vực xung đột thế giới” - 2

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh

- Năm 2020 Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, xin Phó Thủ tướng cho biết sự chuẩn bị của Việt Nam cho nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN sắp tới?

– Năm 2020 nước ta sẽ là Chủ tịch ASEAN. Đây cũng không phải lần đầu tiên vì năm 2010 nước ta cũng là Chủ tịch ASEAN. Chúng ta đã chuẩn bị cho vai trò Chủ tịch ASEAN từ rất sớm.

Cuối tháng 12/2018 chúng ta đã thành lập Ủy ban quốc gia về ASEAN 2020. Với bản chất luôn chuẩn bị trước thì đây cũng là kinh nghiệm mà chúng ta gặt hái được nhiều thành công khi chúng ta là nước chủ nhà APEC.

Chúng ta đang chuẩn bị về nội dung để đảm bảo sự thành công về nội dung cho năm ASEAN 2020; đảm bảo về hậu cần, lễ tân, địa điểm, khâu tổ chức. Về vấn đề này, chúng ta đã có kinh nghiệm tốt và chúng ta tin rằng khâu tổ chức của chúng ta sẽ rất thành công, như điều chúng ta được nói là “Việt Nam là địa điểm đã tổ chức là thành công”. Khâu thứ 3 là năm 2020 chúng ta phải quảng bá, nâng tầm Việt Nam hơn nữa.

Đây là 3 vấn đề chính để chuẩn bị cho vị trí Chủ tịch ASEAN 2020, và phải có tính lan tỏa của nước Chủ tịch. Vì vậy chúng ta đã lập Ủy ban quốc gia từ rất sớm để có thời gian chuẩn bị tốt nhất cho vai trò nước Chủ tịch.

Điều quan trọng nhất hiện nay là nội dung của năm ASEAN 2020, với tinh thần như chỉ thị của Ban Bí thư mới đưa ra là có tinh thần chủ động, tích cực, dẫn dắt trong vấn đề này, phải được thể hiện trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Tình hình ASEAN hiện nay về cơ bản là tích cực, cộng đồng ASEAN có tiến triển tốt, nhưng không phải không có khó khăn trong vấn đề nội bộ, điều đó đặt ra vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 phải hết sức chủ động, hiệu quả và sáng tạo.

- Xin trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng!

(Theo Dân Trí)

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về [email protected]
Xem thêm: “Việt Nam có đội ngũ làm công tác tư tưởng hùng hậu”
Chia sẻ bài viết:

Tags: Bộ đội Việt Nam lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc Quân đội Việt Nam

 
 

Liên hệ

Xin gửi bài viết và thư góp ý về Ban Biên Tập [email protected]
 
 

Bài mới đăng

  • Tàu cá Trung Quốc bị bắt khi Ngoại trưởng Vương Nghị tiếp phái viên Nhật
  • Giáo hoàng Francis công du vùng Vịnh để viết trang sử mới về quan hệ giữa hai tôn giáo
  • Những đại án tham nhũng chấn động dư luận năm 2018
  • Việt Nam – Dấu ấn hội nhập, liên kết kinh tế quốc tế
  • Giấc ngủ ‘dã chiến’ của người bán hoa miền Tây tại Sài Gòn
  • Đại sứ EU: Việt Nam nên “Đổi mới” lần 2 từ chuyển dịch năng lượng xanh
  • “Bật mí” những chuyến bay “như chuyên cơ” đưa tuyển Việt Nam du đấu
  • Luật pháp và tình người có mâu thuẫn trong vụ tên cướp “lương thiện” trả lại 100 triệu?
  • Nhà báo cần giành lại niềm tin của độc giả
  • Thế giới cũ đổ vỡ và những khởi đầu mới
  • Cô giáo trường làng vào top 50 giáo viên toàn cầu
  • Bữa cơm “chuẩn vị Tết” dành cho phạm nhân
  • Quân đội Venezuela “khoe cơ bắp” trong tình hình nóng
  • Người kém cỏi, thiếu văn minh mới khó chịu với câu hỏi: ‘Bao giờ lấy vợ/chồng, lương bao nhiêu…’
  • Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra cách nắm bắt cơ hội của Việt Nam
 
Chủ Quyền Biển Đông
  • Các tướng Mỹ bàn cách đánh chiếm đảo Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông?
    Các tướng Mỹ bàn cách đánh chiếm đảo Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông?
  • Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Hành động phi nghĩaTrung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Hành động phi nghĩa
  • ‘Chúng ta phải lấy lại bằng được phần máu thịt của Tổ quốc’‘Chúng ta phải lấy lại bằng được phần máu thịt của Tổ quốc’
  • Philippines muốn Mỹ làm rõ hiệp ước bảo vệ lẫn nhau ở Biển ĐôngPhilippines muốn Mỹ làm rõ hiệp ước bảo vệ lẫn nhau ở Biển Đông
  • Việt Nam chỉ có 3% bài báo quốc tế về Biển ĐôngViệt Nam chỉ có 3% bài báo quốc tế về Biển Đông
  • Hải chiến Hoàng Sa 1974 – Âm mưu của Trung Quốc đã có từ lâuHải chiến Hoàng Sa 1974 – Âm mưu của Trung Quốc đã có từ lâu
  • 45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Đe dọa hòa bình khu vực và thế giới45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Đe dọa hòa bình khu vực và thế giới
  • 45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông45 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông
  • Mỹ, Anh lần đầu phối hợp tập trận 6 ngày trên Biển ĐôngMỹ, Anh lần đầu phối hợp tập trận 6 ngày trên Biển Đông
  • Phó Thủ tướng: Biển Đông xảy ra xung đột, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhấtPhó Thủ tướng: Biển Đông xảy ra xung đột, Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn nhất
Xem tiếp
Thế giới nhìn về Việt Nam
  • Năm 2018, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trên toàn cầu
    Năm 2018, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trên toàn cầu
  • Đại sứ Thụy Điển đọc ca dao Việt ‘yêu nhau vạn sự chẳng nề’Đại sứ Thụy Điển đọc ca dao Việt ‘yêu nhau vạn sự chẳng nề’
  • Diễn đàn Bác Ngao: “Việt Nam là con hổ mới về kinh tế của châu Á!”Diễn đàn Bác Ngao: “Việt Nam là con hổ mới về kinh tế của châu Á!”
  • Việt Nam – điểm sáng trên bức tranh kinh tế châu Á năm 2019Việt Nam – điểm sáng trên bức tranh kinh tế châu Á năm 2019
  • Việt Nam được quốc tế ghi nhận trong việc bảo vệ quyền con ngườiViệt Nam được quốc tế ghi nhận trong việc bảo vệ quyền con người
  • Giám đốc WB: ‘Sẽ không thể có công nghiệp 4.0 với một bộ máy 1.0′Giám đốc WB: ‘Sẽ không thể có công nghiệp 4.0 với một bộ máy 1.0′
  • Vì sao Triều Tiên muốn học theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam?Vì sao Triều Tiên muốn học theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam?
  • Giám đốc WB tại VN: Chúng tôi muốn SG là thành phố đáng sốngGiám đốc WB tại VN: Chúng tôi muốn SG là thành phố đáng sống
  • Moody’s điều chỉnh triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ ‘tích cực’ sang ‘ổn định’Moody’s điều chỉnh triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ ‘tích cực’ sang ‘ổn định’
Xem tiếp

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước

Tổng bí thư, Chủ tịch nước
Thủ tướng
Chủ tịch Quốc hội
 

Website Biển đảo

Trường Sa Hoàng Sa
 

Thống kê truy cập

dinh the huynh
 
 
 
  • Hoạt động
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • An ninh quốc phòng
  • Biển đảo
  • Thế giới
  •  

Copyright © 2011 — Đinh Thế Huynh. All Rights Reserved.