Cần 4.500 tỷ đồng “hóa giải” nguy cơ đóng cửa đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất
Đinh Thế Huynh
  • Hoạt động
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • An ninh quốc phòng
  • Biển đảo
  • Thế giới
  •  

Đinh Thế Huynh » Kinh tế »

Cần 4.500 tỷ đồng “hóa giải” nguy cơ đóng cửa đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất

  • Thứ tư, 19/09/2018, 15:41 (GMT+7)
 

(Kinh tế) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kiến nghị bảo trì, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng hàng không. Dự kiến, cần gần 4.500 tỷ đồng để thực hiện nâng cấp đường băng tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất, tránh việc phải đóng cửa đường băng sân bay.

Đường cất hạ cánh 25R/07L CHK quốc tế Tân Sơn Nhất được sửa chữa và đưa vào sử dụng tháng 6/2013, đảm bảo khai thác tàu bay B777-300 ER hoặc tương đương với công suất hoạt động 55.100 lần cất hạ cánh trong 10 năm. Tuy nhiên, đến tháng 4/2018 số lần cất hạ cánh đã là 126.000 lần.

Trong khi đó, đường cất hạ cánh 1B CHK Nội Bài đưa vào khai thác năm 2003, được thiết kế đảm bảo khai thác tàu bay B747-400 cho khoảng 10.500 lượt cất hạ cánh trong 20 năm. Tuy nhiên, đến hết tháng 4/2018, tổng số lần cất/hạ cánh trên đường băng này đã lên 284.200.

Bộ GTVT cho biết, nếu không sớm nâng cấp đường băng sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài mà vẫn duy trì khai thác như hiện nay thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an toàn bay, dẫn đến việc có thể phải đóng cửa đường băng.

Đường băng sân bay Tân Sơn Nhất quá tải và xuống cấp nghiêm trọng (ảnh: P.Thảo)

Đường băng sân bay Tân Sơn Nhất quá tải và xuống cấp nghiêm trọng (ảnh: P.Thảo)

Trong văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ GTVT nêu rõ: Do khai thác vượt tần suất và thiết kế, đường băng 07L/25R của sân bay Tân Sơn Nhất – TPHCM đã xuất hiện nhiều rạn nứt, mặt đường bê tông nhựa bị biến dạng, hằn vệt bánh xe theo vệt lăn của càng máy bay. Trong khi đó, đường băng 1B tại Nội Bài – Hà Nội có nhiều điểm bị bong bật, nứt vỡ tấm bê tông xi măng, khe co giãn bong vật liệu chèn khe, bê tông xi măng bị lún.

Theo Bộ GTVT, mặc dù xuống cấp, hệ thống sân đường khu bay tại Nội Bài, Tân Sơn Nhất phải tiếp tục khai thác vượt tải. Việc bảo trì, sửa chữa hư hỏng nặng nề, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn bay là rất cần thiết và vô cùng cấp bách.

Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng xem xét bổ sung danh mục và bố trí kế hoạch vốn trung hạn 2016-2020 từ nguồn dự phòng của Chính phủ. Dự kiến, cần gần 4.500 tỷ đồng để thực hiện nâng cấp các hạng mục đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Được biết, năm 2017, sau khi Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) cổ phần hóa, hệ thống đường băng tại các cảng hàng không đã được tách ra, do Nhà nước quản lý và bố trí vốn đầu tư, bảo trì. Tuy nhiên, hiện Bộ GTVT không có vốn để đầu tư nâng cấp đường cất/hạ cánh và đường lăn tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài.

Do vướng mắc trong cơ chế quản lý khu bay tại các cảng hàng không nên Bộ GTVT kiến nghị Bộ Tài chính cho phép ACV sử dụng nguồn thu từ hoạt động khai thác kết cấu hạ tầng khu bay để sửa chữa ngay hệ thống sân đường khu bay, để đảm bảo hoạt động khai thác tại cảng hàng không được liên tục.

Nếu được Bộ Tài chính chấp thuận, Bộ Giao thông sẽ chỉ đạo ACV căn cứ hệ thống định mức, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật hiện hành để lập kinh phí bảo trì, sửa chữa hạ tầng khu bay.

Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, nếu không sớm nâng cấp đường băng sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài mà vẫn duy trì khai thác như hiện nay thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an toàn bay, dẫn đến việc có thể phải đóng cửa đường băng.

Sân bay Tân Sơn Nhất yếu nhất là đường cất, hạ cánh

(Theo Dân Trí)

Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về [email protected]
Xem thêm: “Việt Nam có đội ngũ làm công tác tư tưởng hùng hậu”
Chia sẻ bài viết:

Tags: Bộ Giao thông Vận tải sân bay Nội Bài sân bay Tân Sơn Nhất

 
 

Liên hệ

Xin gửi bài viết và thư góp ý về Ban Biên Tập [email protected]
 
 

Bài mới đăng

  • Cả trăm cảnh sát vây nhóm nghi buôn ma túy, ôm súng cố thủ trong ôtô
  • Chiến tranh biên giới 1979: Quân Trung Quốc thổi kèn tấn công bằng biển người nhưng vũ khí hiện đại nhất còn thua kém VN
  • Facebook đối mặt án phạt hàng tỷ USD vì bê bối rò rỉ dữ liệu
  • Mỹ tài trợ 183 triệu USD xử lý triệt để dioxin tại sân bay Biên Hòa
  • Vị thế của Việt Nam sẽ ở tầm cao mới sau khi tổ chức thượng đỉnh Trump – Kim
  • Xung đột thương mại với Trung Quốc, Mỹ đang trao cho Nga cơ hội tuyệt vời
  • Kiểm tra công tác xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa
  • Nhận chứng chỉ CAT1, Việt Nam có thể mở đường bay thẳng tới Mỹ
  • Lãnh đạo VEC: ‘Sẵn sàng tiếp bất cứ ai muốn biết việc thu phí ở cao tốc’
  • Thêm cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân kháng cáo
  • Bỏ quy định lãnh đạo DNNN phải là công chức nhằm chống tham nhũng
  • Chưa tăng giá xăng dầu ngay sau Tết
  • Thu hồi nhầm gần 3.000 m2 đất, giao doanh nghiệp phân lô bán nền
  • Được cấp chứng chỉ CAT 1, uy tín và vị thế ngành hàng không Việt Nam được nâng lên
  • Mặt trận Vị Xuyên: Chiến thuật khiến quân đội Trung Quốc thất bại
 
Chủ Quyền Biển Đông
  • Bộ Ngoại giao lên tiếng việc tàu hải quân Mỹ đi qua khu vực đảo Trường Sa
    Bộ Ngoại giao lên tiếng việc tàu hải quân Mỹ đi qua khu vực đảo Trường Sa
  • Hai tàu chiến Mỹ tuần tra thách thức Trung Quốc ở Trường SaHai tàu chiến Mỹ tuần tra thách thức Trung Quốc ở Trường Sa
  • Trung Quốc ngang nhiên đưa gần 100 tàu áp sát đảo Thị TứTrung Quốc ngang nhiên đưa gần 100 tàu áp sát đảo Thị Tứ
  • ‘Chiến lược bắp cải': 95 tàu Trung Quốc tới Trường Sa cản Philippines xây đảo‘Chiến lược bắp cải': 95 tàu Trung Quốc tới Trường Sa cản Philippines xây đảo
  • Tàu quân sự Canada sắp đi qua Biển ĐôngTàu quân sự Canada sắp đi qua Biển Đông
  • Các tướng Mỹ bàn cách đánh chiếm đảo Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông?Các tướng Mỹ bàn cách đánh chiếm đảo Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông?
  • Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Hành động phi nghĩaTrung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa: Hành động phi nghĩa
  • ‘Chúng ta phải lấy lại bằng được phần máu thịt của Tổ quốc’‘Chúng ta phải lấy lại bằng được phần máu thịt của Tổ quốc’
  • Philippines muốn Mỹ làm rõ hiệp ước bảo vệ lẫn nhau ở Biển ĐôngPhilippines muốn Mỹ làm rõ hiệp ước bảo vệ lẫn nhau ở Biển Đông
  • Việt Nam chỉ có 3% bài báo quốc tế về Biển ĐôngViệt Nam chỉ có 3% bài báo quốc tế về Biển Đông
Xem tiếp
Thế giới nhìn về Việt Nam
  • Nhà báo Mỹ: Triều Tiên muốn học hỏi mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam
    Nhà báo Mỹ: Triều Tiên muốn học hỏi mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam
  • Năm 2018, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trên toàn cầuNăm 2018, Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trên toàn cầu
  • Đại sứ Thụy Điển đọc ca dao Việt ‘yêu nhau vạn sự chẳng nề’Đại sứ Thụy Điển đọc ca dao Việt ‘yêu nhau vạn sự chẳng nề’
  • Diễn đàn Bác Ngao: “Việt Nam là con hổ mới về kinh tế của châu Á!”Diễn đàn Bác Ngao: “Việt Nam là con hổ mới về kinh tế của châu Á!”
  • Việt Nam – điểm sáng trên bức tranh kinh tế châu Á năm 2019Việt Nam – điểm sáng trên bức tranh kinh tế châu Á năm 2019
  • Việt Nam được quốc tế ghi nhận trong việc bảo vệ quyền con ngườiViệt Nam được quốc tế ghi nhận trong việc bảo vệ quyền con người
  • Giám đốc WB: ‘Sẽ không thể có công nghiệp 4.0 với một bộ máy 1.0′Giám đốc WB: ‘Sẽ không thể có công nghiệp 4.0 với một bộ máy 1.0′
  • Vì sao Triều Tiên muốn học theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam?Vì sao Triều Tiên muốn học theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam?
  • Giám đốc WB tại VN: Chúng tôi muốn SG là thành phố đáng sốngGiám đốc WB tại VN: Chúng tôi muốn SG là thành phố đáng sống
Xem tiếp

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước

Tổng bí thư, Chủ tịch nước
Thủ tướng
Chủ tịch Quốc hội
 

Website Biển đảo

Trường Sa Hoàng Sa
 

Thống kê truy cập

dinh the huynh
 
 
 
  • Hoạt động
  • Thời sự
  • Chính trị
  • Kinh tế
  • An ninh quốc phòng
  • Biển đảo
  • Thế giới
  •  

Copyright © 2011 — Đinh Thế Huynh. All Rights Reserved.